Sản phẩm không có hoá chất an toàn cho sức khoẻ. Bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ sử dụng được lâu hơn !
-
Sên lửa nhẹ
Tạo điều kiện thuận lợi để đường ngấm vào trong thạch, đồng thời tạo sự đồng nhất trong dung dịch bên ngoài.
-
Lên men
Phòng lên men được điều chỉnh ở nhiệt độ 28 – 320C, nuôi trong vòng 8 – 10 ngày. Trong thời gian này tránh khuấy động môi trường để tránh làm cho lớp thạch đang hình thành bị tách lớp. Môi trường xung quanh khu vực lên men phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô ráo.
-
Thu sinh khối
Sau khoảng 8 – 10 ngày dùng vợt để vớt khối cellulose ra khỏi dịch lên men. Sau đó rửa khối cellulose bằng nước lạnh.
-
Lọc
Quá trình lọc nhằm loại bỏ bớt tạp chất không tan nhằm chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo đạt hiệu quả cao.
-
Cấy giống
Dùng acid acetic 40% chỉnh về pH = 3 – 3.5, chỉnh nhiệt độ đến 28 – 32°C tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men.
Cấy giống theo tỷ lệ 1:10. Lượng giống dự trữ phải lớn hơn lượng giống cần cho sản xuất. Đậy khay lên men nhằm tránh nhiễm vi sinh vật từ ngoài vào.
Thông thường giống sẽ được cấy vào “nước cái” (mother liquor), sau đó dùng nước cái trộn với nguyên liệu đã xử lý. -
Đun sôi – làm nguội
Môi trường sau khi bổ sung dinh dưỡng được thanh trùng bằng cách đun sôi khoảng 10 – 45 phút để tiêu diệt các vi sinh vật có trong môi trường, sau đó làm nguội.
-
Bổ sung syrup và các chất dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng: SA, DAP, đường glucose và nguồn cung cấp Nitrogen, khoáng… tạo môi trường tối ưu cho quá trình sinh tổng hợp sản phẩm.
-
Trung hòa
Sử dụng Na2CO3 để trung hòa lượng acid còn lại trong khối thạch, đưa về pH trung tính.
-
Đóng gói
Bao bì sử dụng để đóng gói thạch dừa rất đa dạng tùy theo hình thái sản phẩm tạo thành: bao plastic, keo thủy tinh, hộp nhựa.
-
Cắt nhỏ
Khối cellulose sẽ được cắt nhỏ thành những khối lập phương nhỏ vừa có mục đích tạo hình sản phẩm vừa với mục đích chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo (tăng diện tích tiếp xúc với môi chất).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.